Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 5: Vào rừng săn thú, đón tết trung thu



Hôm sau, trước khi tới lớp, mẫu thân Lân đưa cho Lân 1 hộp bánh được gói cẩn thận bằng lá sen:
''Cái này là bánh Trung Thu mẫu thân làm biếu thầy con''.

Bánh trung thu thời này không phải như bánh trung thu thời hiện đại, thông thường có 2 loại là bánh nướng và bánh dẻo, nhân ngọt là chủ yếu.

Hôm nay là tết Trung Thu nên thầy có một vài việc phải ra ngoài và đi qua nhà Phan gia. Lân cùng Long, Tiệp và Dũng mang theo cung tên, giáo dài đi lên rừng săn bắn.
Lân cũng đã nhiều lần vào khu rừng này nên cũng có kinh nghiệm và cũng có đánh dấu những con đường đi.

Săn bắn chuyến này tới tầm giờ ngọ (12h ) là trở về vì còn phải chuẩn bị cho tiệc buổi tối.
Tiến vào một đoạn, Thung dùng dây để đặt một số bẫy gà rừng, Lân thỉnh thoảng vẫn nhận thấy những con gà rừng ẩn hiện, chúng nhanh nhẹn vượt qua, biến mất trong những gốc cây rậm rạp, để lại một mảng không gian trống rỗng. Dũng và Tiệp cùng nhau lấy cung đi săn nhím, thỏ hoặc heo rừng nhỏ. Lân và Long thì cầm giáo với cung đi săn, cả nhóm hẹn nhau ở giữa rồi phân tán ra, đi không quá 300m.

Đang đi thì từ trong bụi cây có tiếng xào xạt, Long đưa tay lên ra hiệu dừng lại, Long nói nhỏ:
''Hình như là một con heo rừng lớn''.

Heo rừng là loài rất hung dữ, da lại dày, nếu như gặp heo rừng lăn chai thì càng khó đối phó. Heo rừng thường hay cọ mình vào nhựa cây để cho da nó phủ lên một lớp nhựa cứng, dùng mác hay giáo đâm trúng các vị trí chai đó thì không thủng nổi. Một khi nó bị kích động thì hung tính nổi lên, nguy hiểm không thua gì hổ báo. Cũng đã có nhiều thợ săn bị heo rừng húc chết.

Chầm chậm đi đến bụi cây, Long nhìn rõ một con heo rừng tầm 70kg đang ở trong đó. Long nhẹ nhàng tiếp cận, Lân ở phía sau cũng đã lắp lên giương cung. Khi đã đủ gần, Long dùng mũi giáo đâm một phát thật mạnh. Con heo rừng hét lên en ét, lồng lộn nhảy lên.

Lân cũng bắn ra mũi tên cắm vào chân sau của nó. Con heo rừng khi quay lại thấy kẻ thù mình, mắt nó đỏ ngầu, rồi xông về phía Long, cả Long và Lân cùng nhau né tránh, tìm cho mình một thân cây để nhảy lên, Lân vừa nhảy lên cây đã rút cung lắp tên bắn 2 phát nữa, một phát vào phần bụng, 1 vào phía sau. Sức lực con heo cũng thật lớn, tuy bị thương nặng nhưng vẫn còn rất hung hãn. Lân thu hút sự chú ý của nó để Long ra đòn chí mạng. Canh chuẩn thời cơ, Long đâm một phát vào yết hầu con heo, bị một đòn hiểm nó loạng choạng bước đi, đi được mấy bước thì đổ gục.

Long cùng với Lân dùng dây leo cột chân con heo rồi dùng cây luồn qua khiên nó về chỗ tập hợp.
Tới nơi đã thấy thung đang ngồi đó với 3 con gà rừng bị cột chân nằm kế bên. Đợi một lúc thì Dũng, Tiệp cũng trở lại.
Bên hông Tiệp là 2 con thỏ, còn Dũng thì vác trên vai một con nai đuôi trắng tầm 20 cân. Thu hoạch của buổi săn bắn này cũng không tệ. Rồi nhóm cùng nhau đi về nhà Thầy.

Trước sân nhà thầy treo 2 cái lồng đèn tròn , còn ở phía khoảng sân nơi bàn ghế đá uống trà đã có nhiều lồng đèn được treo lên. Từ giữa tuần trước các em nhỏ trong các hộ gia đình đã chặt tre, trúc làm lồng đèn chuẩn bị đi chơi ngày tết trung thu này.

Mấy huynh đệ còn lại trong lớp đang trang trí và quét dọn. Thấy anh em chúng tôi đi săn về thì mọi người dừng tay chạy đến xem.
Huấn nói:
''Thịt heo rừng này nướng lên thì còn gì bằng'',

Còn Danh thì trầm trồ:
''Mấy sư huynh săn tài thật''.

Ba anh em Nhạc, Thơm, Lữ cũng đến xem. Thơm nói:
''Đệ cũng rất thích săn bắn, nếu có lần sau hãy cho đệ theo cùng''.

Một số gia nhân trong nhà của Phan gia chuyển đồ sang nhà thầy, còn nấu nướng thì có mấy vị đại thẩm, cô nương đang tất bật làm. Lân để ý trong nhóm có mấy cô nương trẻ tuổi, độ chừng 15, 17 tuổi. Thấy Lân nhìn qua hướng khu bếp, Huấn liền nói:
''Lân sư huynh thấy thế nào, mấy tiểu muội cũng thật xinh xắn đúng không. Bốn cô nàng thì có 2 cô là dịu dàng, 2 nàng thì đanh đá, cô nàng xinh nhất tên là Phi Yến, tên đẹp người đẹp nhưng tính tình thì hơi đanh đá. Đệ nghe nói cô nàng này có học qua võ, đường roi rất bá đạo.''

Các huynh đệ Lân đều cũng nhìn qua, bắt đầu xì xào đánh giá, ai cũng hào hứng. Tất cả huynh đệ Lân đều độc thân, thanh niên trai tráng gặp các cô gái thì ai mà không khỏi phấn khích. Danh cùng Huấn nói vài câu thì chạy sang phía ấy. Lân chỉ mỉm cười, tuy rằng độc thân lâu năm nhưng với hắn thì những cô gái này cũng chỉ là những cô nhóc chưa đủ trưởng thành. Hắn thích phụ nữ dáng người thành thục, nảy nở chứ không phải như những em gái này, chung thủy: trước sau như một.

Những con thú săn về được nhóm của Lân mang ra bãi đất trống làm sạch sẽ, chặt nhỏ ra rồi giao lại cho nhà bếp, chỉ giữ lại một phần thịt heo rừng và thỏ đề tối cùng nhau nướng. Rất nhanh các món ăn đã được bày biện ra bàn tiệc, Phan gia cùng một số bô lão trong làng đang ngồi uống trà. Một số phụ huynh có con theo học thầy Hiến cũng mang quà đến, võ sư Quan cũng có mặt.

Không khí buổi tiệc đã nhộn nhịp lên, cái tên Danh đã bắt đầu cười cười nói nói cạnh một cô nương. Bàn tiệc của Lân ngồi gần với bàn của thầy Hiến, cách đó không xa là tảng thịt heo rừng đang nướng trên than hồng.

Phu nhân Phan gia cùng sư mẫu thì đang phân phát bánh kẹo cho đám trẻ nhỏ ở trong làng. Tất cả chúng đang xếp hàng ngay ngắn chờ được nhận bánh, kẹo.
Trên bàn của thầy Hiến có 2 vị thương gia người Hoa, là đối tác buôn bán của Phan gia. Một trong số 2 người đó lên tiếng. Tại hạ họ Lý tên Kiệm, là người làm ăn cùng Phan gia, nghe danh thầy Hiến văn võ song toàn, nay được dịp tết Trung Thu chúng ta hãy cùng làm một vài câu đối để góp vui, không biết ý thầy như thế nào.
Thầy Hiến chắp tay nói: điều ấy quả thật rất hay, sẵn tiện các trò của ta cũng có vài năm học văn chương để chúng cùng góp vui. Mời Lý huynh ra câu đối.

Lý Kiệm đọc:
''Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan''
(Qua cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan)

Thầy chậm rãi đọc:
''Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đố''
(Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, mời tiên sinh đối trước )

Mọi người vỗ tay khen ngợi:
''Đối hay lắm''.

Lý Kiệm tiếp:
''Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai''.

Nghe thấy câu đối này thầy hiến khẽ nhíu mày, câu đối này thể hiện sự kêu ngạo, nhưng rất nhanh đã trở lại bình thường. Thầy nói:
''Câu đối này để các trò của ta ứng đối, xem tài học của chúng thế nào''.

Lúc này Thơm đứng lên chắp tay vái chào, đệ tử xin phép được ứng đối:
''Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế''.

Lý Kiệm nghe xong thì vỗ tay khen:
''Đối thật hay, học trò Trương huynh quả thật bất phàm, không biết vị tiểu hữu này danh xưng thế nào''.

Thơm đáp :
''Học trò họ Hồ, tên Thơm''

Người đi củng Lý Kiệm lên tiếng:
''Tại hạ là Phan Thành xin được góp vui''.

Rồi Thành ra vế đối:
''Đại hiếu đại trung, đức trọng lưu truyền vạn cổ''

Lúc này Dũng đứng lên chắp tay. Câu này học trò xin được ứng đáp:
''Chí tình chí nghĩa, đạo cao cảm hóa thiên thu''

Mọi người lại reo hò, hay lắm, hay lắm.

Phan gia lúc này cũng lên tiếng, ta cũng ra một vế đối:
''Nghiệp tổ vững bền nhân, trí, dũng''

Long vội đứng lên chắp tay vái chào rồi đọc:
''Gia phong muôn thuở đức, thảo, hiền''

Mọi người vội vỗ tay tán dương. Phía bàn của mấy vị phu nhân cùng các cô nương cũng chăm chú nhìn sang cuộc đối đáp bên này.
Thấy có cô gái lúc chiều cùng mình làm quen, Danh đứng lên chắp tay nói :
''Học trò cũng xin ra một vế đối nhỏ''
Hồng diệp đề thi truyền hậu ý

Thầy Hiến và Phan gia nhìn nhau mỉm cười, cái tên tiểu tử này có ý với cô nương nào bên bàn kia rồi đây. Phan gia lên tiếng:
''Câu đối này nên để bàn bên đáp lại thôi ''

Phía bàn bên của các vị cô nương trẻ tuổi bắt đầu thảo luận, một lúc sau Phi Yến đứng lên cúi chào rồi chỉ tay sang cô gái lúc chiều nói chuyện cùng Danh đọc:
''Xích thằng hệ túc kết lương duyên''

( Dịch :Lá thắm đề thơ truyền ý kín
Chỉ hồng chân buộc kết duyên lành)

Mọi người đều cười, cô gái kia thì cúi đầu xấu hổ. Phi Yến tiếp:
''Nghe nói Phan sư huynh cũng là người rất giỏi văn chương không biết có thể xuất ra câu đối nào không''.

Lân giật mình, cái cô nhóc này ta có trêu chọc vào cô đâu, tự dưng lại kéo ta vào. Lân đứng lên chắp tay cúi chào bàn của thầy rồi quay sang nói với Phi Yến. Tại hạ xin mạn phép ra một vế đối:
''Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử'' .

Vế đối ra, mọi người đều nhíu mày trầm ngâm, quả thật khó. Vế đối khó vì cách chơi chữ: cha con = phụ tử; về quê = hồi hương, mà hồi hương và phụ tử lại là một vị thuốc.
Lúc đầu Lân nghĩ đến 2 câu thiên cổ tuyệt đối của nữ danh sĩ Đoàn Thị Điểm là : Da trắng vỗ bì bạch ( da = bì, trắng = bạch, bì bạch lại là tiếng vỗ phát ra ) và câu đối : Song song là hai cửa sổ, hai người ngồi trong cửa sổ song song (Cùng âm: “song song” 1 – “song song” 2. Nếu ngắt nhịp giữa “ngồi” và “trong”, thì “cửa sổ song song” lại có thể hiểu theo một cách khác, là hai lần cửa, hoặc hai cửa sổ cùng nằm trên hướng nhìn (hai người không ngồi gần nhau).

Bên cạnh đó, hiện tượng trùng điệp cũng được sử dụng, chỉ có 8 âm tiết được dùng để lắp đầy cho 14 âm tiết của vế đố ). Nhưng Lân nhớ ra Đoàn Thị Điểm ở trước thời này nên chắc mọi người sẽ biết. Nên Lân mới dùng câu tuyệt đối này thay thế, quả nhiên mọi người đều không đưa ra được vế dưới. Phía bên bàn của Phi Yến ai cũng trầm ngâm suy nghĩ, Phi Yến nói : tiểu nữ không đối lại được, Lân huynh quả thật tài cao. Sau một lúc không có đáp án, Phan gia mới nói : Câu này khá hay nhưng cũng khó, ngày mai sẽ nhờ người viết lên treo ở cửa, nếu như ai đối được sẽ được thưởng 1 quan tiền. Rồi Phan gia chậm rãi đọc :
''Thầy dạy bảo tận tâm truyền đạo''

Quản gia của Phan gia cũng ứng đáp lại:
''Trò học siêng năng, khởi sự thành công''.

Mọi người vỗ tay chúc mừng thầy Hiến. Thấy cũng đã trễ thầy Hiến đứng lên chắp tay :
''Đêm đã muộn, tôi xin tặng quý khách, bằng hữu ở đây một bài thơ''
Rồi thầy đọc:

Trăng tròn sáng soi khắp đêm thanh,
Bóng trăng soi rọi bóng cây lành.
Trăng soi dịu dàng, trần gian tĩnh,
Đêm về thơ thẩn, mộng vương xanh.

Tiệc dần tan, nhóm của Lân cùng người làm của Phan gia thu dọn bàn ghế. Còn các cô nương, đại thẩm kia thì rửa bát. Xong việc ai về nhà nấy, kết thúc buổi tiệc trung thu.


Loạn thế khởi, hào kiệt phân tranh.

Nơi máu anh hùng và lệ mỹ nhân hoà quyện vào nhau.

Nhân quả và luân hồi đan xen tạo thành bánh xe vận mệnh.

Giữa mộng và tỉnh, đúng và sai, đâu mới là con đường chân đạo.

Tất cả chỉ có tại