Tây Sơn Hành Trình Vượt Thời Gian

Chương 3: Học binh pháp



Hôm sau, Lân đi đến lớp thầy Hiến, trong buổi sáng này thầy sẽ dạy văn cho các đệ tử của mình. Trong gian nhà học với bàn ghế đơn sơ, nhưng rất ngay ngắn và sạch sẽ, ba anh em Nhạc, Thơm và Lữ đều đến từ sớm. Vừa thấy Lân, Nhạc đã đứng dậy chắp tay:
''Chào Lân sư huynh''

Thơm và Lữ cũng chắp tay chào.
Lân vội đáp lễ và nói:
''3 đệ đến cũng sớm, còn khoảng 2 tuần trà nữa thì mới bắt đầu học''.

Nhạc nhanh nhảu nói:
''Đệ đây vẫn thường có thói quen đến sớm, nếu trong lớp có bụi bẩn thì tiện tay lao đi hoặc có thể cùng các huynh đệ tán gẫu đôi câu''.

Lân cũng gật đầu đáp:
''Có vẻ cả đệ và ta đều là người có cùng suy nghĩ''

Quay sang Thơm, ánh mắt Lân đánh giá một lượt, đây sẽ là vị vua, vị tướng bách khả chiến bại sau này đây sao. Thơm có ánh mắt sáng có thần, trán cao. Thân thể cường tráng, dù chỉ mới 13,14 tuổi nhưng đã có khí chất của một người thống lĩnh. Thấy sư huynh nhìn mình, Thơm mỉm cười vội nói:
''Sư huynh, không biết tối nay huynh đệ chúng ta có thể luận bàn chút ít võ học không, đệ muốn lĩnh giáo đôi chút cao chiêu của huynh''

Nghe thấy Thơm nói thế Lân bất giác bật cười, đúng là tuổi trẻ khí thịnh, vào chưa bao lâu đã muốn cùng sư huynh giao đấu. Lân cười nói:
''Nếu muốn cùng ta luận bàn thì đợi sau 2 tháng cuốc đất rồi hãy bàn tới''.

Thơm tiếp:
''Vậy được, hẹn sư huynh vào 2 tháng sau''

Sở dĩ mới vào học mà Thơm có đủ dũng khí để so chiêu cùng Lân là vì cả 3 anh em từ nhỏ đã theo thầy Chảng học võ, vị thầy này đặt biệt nóng tính, thấy ba đồ đệ mình rất có tài năng nên ông cũng yêu quý mà nhận làm nghĩa tử.

Khi lớp học đã đầy đủ, Thầy Hiến tiến vào cả lớp cùng đồng loạt đứng lên cung kính chào thầy.
Thầy Hiến gật đầu rồi từ tốn nói:
''Hôm nay ta sẽ dạy các trò về binh pháp. Binh pháp ta nhắc ở đây là Binh thư yếu lược do ngài Hưng Đạo Đại Vương soạn ra. Về nguồn gốc binh thư này thì nó được viết ra dựa theo Tôn Tử binh pháp và Tôn Ngô binh pháp, dựa theo tình hình thực tiễn ở nước ta mà soạn ra binh thư yếu lược. Binh pháp là sự đúc kết từ những kinh nghiệm xương máu mà viết ra, nhưng ta cũng không thể dựa hoàn toàn vào nó, vì chiến trường là khốc liệt, mỗi thời gian, địa điểm là muôn hình vạn trạng, biến hóa khôn lường, vận dụng binh pháp cũng pháp cũng phải biết cách biến hóa sao cho phù hợp với từng thời điểm''.

''Để nhập môn binh pháp ta sẽ kể cho các trò một mẫu truyện nhỏ về nghiêm quân''

Vua nước Ngô bấy giờ là Hạp Lư gọi Tôn Vũ đến để thử tài trị quân. Hạp Lư hỏi Tôn Vũ có thể thử bằng những người đàn bà không, Tôn Vũ đáp là có thể.
Rồi vua cho gọi từ hậu cung ra 180 người. Tôn Vũ chia làm hai đội, ông chọn 2 người thiếp mà Hạp Lư yêu chiều nhất làm đội trướng.
Tôn Vũ hỏi các nàng có biết tay phải, tay trái, tim, lưng không.

Họ đồng thời đáp:
''Biết''.

Tôn Vũ nói:
''Trước mặt là tim, bên trái, bên phải là tay trái, tay phải. phía sau là lưng. Tôn Vũ lấy ra phù lệnh, ba lần ra lệnh, năm lần nhắc lại, rồi giục họ đi về phía bên phải''.

Các nàng chỉ đứng cười.

Tôn Vũ nói:
''Ước thúc không rõ, hiệu lệnh không tỏ là tội của tướng, bèn hiệu lệnh thêm lần nữa, ba lần ra lệnh, năm lần nhắc lại''.

Các nàng vẫn cứ đứng cười.

Bấy giờ Tôn Vũ mới mới nói:
''Hiệu lệnh không rõ là tội của tướng, nhưng đã tỏ rõ mà không làm theo là tội của binh lính''
Bèn muốn chém 2 người đội trướng.

Vua thấy thế thì cả sợ, truyền xuống rằng:
''Quả nhân biết tướng quân giỏi dùng binh, nhưng 2 người thiếp ấy ta rất yêu, không có 2 nàng ta thì ta ăn gì cũng không biết ngon''.

Tôn Vũ nói:
''Thần đã lĩnh mệnh làm tướng, tướng ở trong quân thì có khi mệnh vua cũng không cần nghe theo''

Rồi đem chém 2 người thiếp yêu, nhắc 2 người dưới trướng lên thay. Các nàng bấy giờ, trái phải trước sau đều y như lệnh, không dám có một chút sơ xuất nào. Tôn Vũ mới báo với vua rằng quân đã chỉnh tề, dù kêu họ dẫm vào nước, lửa đều được.

Vào thời Hán Sở, Hàn Tín cũng đã chém Ân Cái, một giám quân và cũng là bạn thân thiết với Lưu Ban thuở còn hàn vi vì xem thường tướng quân nên hóng hách làm trái quân lệnh. Chính vì vậy mà quân lính dần trở nên kỷ luật, không còn là một đám ô hợp. Qua đó ta thấy được tướng phải có uy, quân phải phục tùng tuyệt đối, quân lệnh như núi.

Nói đến đây thầy Hiến quét ánh mắt sáng rực một vòng qua các trò. Trong các học trò của mình thầy để ý thấy Thơm rất là hưng phấn, tựa như tìm thấy được báo vật. Thầy mỉm cười thầm nghĩ, học trò nhỏ này ngày sau ắt sẽ dấy nghiệp binh đao.
Thầy Hiến giảng tiếp:
''Trong phần đầu của Binh thư yếu lượt ta sẽ giảng về thiên tượng, tuyển mộ, tuyển tướng, tướng tạo, giảng luyện, quân lễ, mạc hạ, binh cụ, hiệu lệnh''.

''Về thiên tượng: Khi gặp trời đất mù mịt tối tăm, gió thổi cát bay mù mịt, thì không nên ra quân. Nếu địch mang quân kỵ mạnh đến đánh thì không được rối loạn đội hình, dùng lá chắn đón đỡ tên đạn, dùng cung khỏe, nỏ cứng, cứ ngồi mà bắn, khi địch lơ là thì dùng binh mạnh, nhanh đọan hậu quân địch, có thể bắt được ngay. Nhưng với quân Khiết Đan thì không được như vậy, vì họ cưỡi ngựa đường núi như đi trên đất bằng, họ sống vùng khắc nghiệt nên dù giông bão, gió tuyết vẫn đi săn bắn. Khi gió tuyết trở mạnh, quân ta khó tiến được, họ chia ra nhiều lộ kị binh, trước sau trái phái nhữ đánh quân ta, làm ta tiêu tán đội hình không cứu nhau được. Gặp đội hình như thế thì ta quyết không đi, giữ vững đội, đợi giặt tới thì dùng cung khỏe, nỏ cứng, nỏ bàn, một trên một dưới bắn ra, địch ắt sẽ loạn''.

Cái đạo binh mạnh để chiến thắng có 5 điều
1.Sửa sang binh khí
2.Có đủ quân lính và xe cộ
3.Súc tích nhiều
4.Rèn luyện sĩ tốt
5.Kén được tướng giỏi
Năm điều ấy có đủ thì quân mới mạnh được.

Về chọn tướng :
Hỏi bằng lời nói xem trả lời có rõ ràng không
Gạn gùng bằng lời lẽ xem có biến hóa không
Cho gián điệp thử xem có trung thành không
Hỏi rõ ràng tường tận để xem đức hạnh
Lấy của mà thử xem có thanh liêm
Lấy sắc mà thử xem có đứng đắn
Lấy việc khó mà thử xem có dũng cảm
Cho uống rượu say xem có giữ được thái độ.

Tướng, thì có tướng dũng và tướng trí. Tướng dũng có thể công thành hãm trận, tăng nhuệ khí cho quân sĩ. Nhưng việc mưu tính sách lược, tùy cơ ứng biến nếu không có tướng trí thì không được.

Thấy trời cũng đã trưa thầy Hiến nói :
''Hôm nay chúng ta chỉ học tới đây thôi các trò ra về, tối đến lại luyện võ. Ngày mai ta có việc phải ra ngoài nên sẽ nghỉ văn, còn võ thì tự các trò luyện tập''.

Cả lớp cung kính chào thầy ra về.

Dũng cùng với Nhạc và Long đi đến bên Lân, Long lên tiếng:
''Lân huynh nhà ta tối qua vừa bắt được mấy con cá to, không biết hôm nay có tiện để cùng nhau đối ẩm một phen không''.

Lân nói:
''Được lắm, lựa ngày không bằng hôm nay cứ theo lời Long huynh''.

Nhạc bước tới nói:
''Các huynh có thể đến nhà đệ tụ họp không, phía sau nhà đệ có một mảnh vườn tươi tốt, vừa mát mẻ, cảnh lại đẹp. Nhân tiện trong nhà đệ có ủ nhiều rượu, có loại ủ trên 30 năm, Long sư huynh có cá, đệ có rượu, các huynh thấy thế nào''.

Lân và Dũng nhìn nhau, cả hai cùng cười. Dũng nói:
''Vậy thì theo ý sư đệ thôi''.

Đến khu vườn của nhà Nhạc, một nơi rất thoáng mát, chim hót líu lo, cách đó không xa có cánh đồng lúa xanh mướt, phía bên phải là một vùng đất nhấp nhô, cỏ xanh mướt, xa xa có đàn bò gặm cỏ, khung cảnh thật đẹp. Con sông Côn chảy qua nơi này làm cho đất đai nơi đây vô cùng màu mỡ, cảnh vật tràn đầy sức sống.
Nhạc mang rượu ra cười nói:
''Đây là rượu nhà đệ ủ đã hơn 10 năm, lấy nước suối từ thôn bên cạnh để nấu rượu, rượu nấu ra rất trong và mạnh''.

Lúc này Lân mới liếc nhìn qua, trong lòng thầm nghĩ, có khi nào đây là rượu Bàu Đá của thời hiện đại, lúc còn là sinh viên Lân cũng đã từng uống qua, cảm giác cay nồng của cồn, tạo nên một tác phẩm hòa quyện giữa hương thơm và hương vị. Lân nhớ về những buổi tiệc tùng hồi đó, nơi những ly rượu Bàu Đá được nâng cao để chúc mừng và chia vui…

Long mang đến 2 con cá Lăng to, mỗi con tầm 2 cân, rau thì quanh vườn có rất nhiều, chỉ cần hái rửa sạch là có thể ăn, than đã hồng, cá bắt đầu nướng, chẳng mấy chốc cá đã chín. Vừa ăn vừa uống rượu, mọi người ai nấy đều khen ngon.

Kể ra thì ở Đàng Trong người dân còn có thể uống rượu, còn Đàng Ngoài thì không. Từ thời Trịnh Doanh nắm quyền đã ban hành luật lệ cấm uống rượu.
Đang trò chuyện thì gần đó có đám trẻ nhỏ đang chăn bò nô đùa với nhau. Đám trẻ bỗng tập hợp lại rồi chia ra làm 2 phe, điều này làm cho nhóm của Lân đang uống rượu chú ý tới. Nhạc cười nói:
''Chắc tiểu đệ của ta lại chơi trò đánh trận giả đây mà''.

Lân lại liên tưởng đến một vị vua cũng chơi trò này lúc còn nhỏ, đó là Đinh Tiên Hoàng người đã dẹp loại 12 sứ quân. Lân nói:
''Không ngờ Thơm sư đệ lại thích trò chơi này, sau này chắc sẽ là một đại tướng đây, Lân nửa đùa nửa thật nói''.

Long lên tiếng:
''Chúng ta hãy nhìn thử xem Thơm sư đệ sẽ bố trận ra sao''.

Cả nhóm cùng nhau hướng về 2 phe đang chuẩn bị đánh trận giả. Lúc này Thơm đứng đầu một nhóm, trong nhóm có tầm mười lăm đứa trẻ sàng sàng tuổi nhau, chênh lệch tầm vài tuổi, đứa nào cũng da ngâm đen, chắc là do phơi nắng nhiều.

Phía bên kia cũng tầm mười lăm đứa, đứng đầu là một đứa cao to, tuổi chắc lớn hơn Thơm. Cả hai thủ lĩnh đều để trần, cơ thể săn chắc lực lưỡng. 2 bên cùng thỏa thuận phân chia địa bàn, chọn địa điểm làm đại bản doanh. Hai đại bản doanh cách nhau tầm 300 mét, mỗi bên dựng một lều nhỏ.

Khi trận chiến bắt đầu, bên phía thanh niên cao lớn kia chia quân làm 2 tốp, một tốp đi chính diện, một tốp đi đường vòng ra phía sau doanh trại của Thơm.
Còn bên phía Thơm thì cử 1 đứa chạy nhanh ẩn núp ở giữa, nhóm còn lại do Thơm và một đứa trẻ trong nhóm chỉ huy đi lên 2 gò đất cao ẩn nấp. Phần quân số của Thơm ít người hơn

Khi nhóm đi vòng ra phía sau bắt đầu luồn lách tiến qua, đứa trẻ núp ở đoạn giữa giơ cao lên một nhánh cây đầy lá, Thơm phất tay cho nhánh quân bên đồi cao bên kia chia làm 2. Khi quân bên kia tiến đến gần, đội trưởng bên Thơm xuất lĩnh một nhóm những đứa trẻ cao to tiến xuống, làm cho bên kia bất ngờ vì bị tập kích, chiếm được thế bất ngờ, 2 bên giằng co nhau, do bên kia đông hơn nên phía đội trưởng vừa đánh vừa lui dần lên dốc đồi, đợi khi cả 2 khá mệt thì đội trưởng hét lên, tiến lên, nhóm còn lại từ trên ào xuống, lập tức chiếm được thế thượng phong.

Lân nhìn mà lòng thầm tán dương, ở thời hiện đại Lân có đọc qua về thời kỳ đầu của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân, ông ta cũng dùng cách này để tiêu hao sinh lực địch, dễ thủ khó công, dùng ít người nhưng có thể chống lại nhiều người .

Lúc này quân của thanh niên đứng đầu bên kia tiến đến, thấy nhóm quân đi vòng ra sau đã bị phát hiện và đã gần bại thì càng chạy nhanh qua ứng cứu, vừa chạy qua chỗ của Thơm thì Thơm từ phía sau hét lớn, anh em theo ta tiến lên, giọng Thơm vang như chuông. Bị bất ngờ từ phía sau đội hình bên kìa liền rối loạn, chật vật chống đỡ trước sau, Thơm trực tiếp giao đấu cùng thanh niên đứng đầu quân kia, quả thật thần lực của Thơm thật kinh người, tuy nhỏ hơn thanh niên kia nhưng chỉ vài chiêu Thơm đã nhấc bổng cả người thanh niên kia quăng đi. Trận chiến kết thúc, bên Thơm toàn thắng.

Phần thưởng của bên thắng là bên thua phải làm người hầu cho bên thắng, xem như tù binh, phải mang trái cây, quạt ra phục dịch cho quân thắng, buổi chiều về thì phải lùa bò về cho bên thắng.
Xem xong trận chiến, cả Dũng, Long và Lân đều tấm tắc khen sự cơ trí và thần lực của Thơm sư đệ. Rượu đã ngà ngà say, mọi người cũng chia tay nhau để ra về.


Truyện bạn đọc đã hết rồi, nhưng đừng bỏ qua bộ truyện về bóng đá Việt Nam hot nhất hiện nay, với những cung bậc cảm xúc khác nhau, những sự kiện lịch sử, những con người huyền thoại, và hơn hết, là tình yêu bóng đá mãnh liệt được hun đúc thông qua những bước tiến của nhân vật chính. Xin mời các bạn cùng đến với