Lý Triều Bá Đạo Phò Mã

Chương 1073: Bố Chính năm ấy ra sao?




Quyển 3: Trật Tự Thế Giới Mới.

Bố Chính có gì để chờ đợi hai vợ chồng trẻ?

Có trăm dặm ruộng đất bỏ hoang, vó ngàn khoanh làng mạc trơ chọi, có nửa ngày di chuyển không một bóng người, có giặc cướp tung hoành khắp nơi nơi. Có quan viên bất lực vô năng… có nhiều lắm những thứ thú vị nơi này.

Ngô Huy Tuấn không hiểu về lịch sử cũng như Địa Lý cho nên viết qua những giấc mơ đều là mơ hồ quân sự chính trị địa lý. Hắn dựa vào kiến thức mình có mà thêm thắt vào. Không thể như Ngô Na Ri, sống tại thời kỳ đó cùng một trí nhớ không thể phai nhoà theo thời gian.

Bố Chính của Ngô Na Ri rộng lắm.

Năm 1069, vua Lý Thánh Tông - niên hiệu Thiên Huống Bảo Tượng thứ hai, cử Lý Thường Kiệt đưa quân nam chinh, đánh bại quân Chiêm, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ đã phải dâng trả 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh. Vùng đất Quảng Bình (tương ứng 2 châu Bố Chính, Địa Lý) trở về với quốc gia Đại Việt.

Trong đó Bố Chính chính là một nửa tỉnh Quảng Bình ngày nay, lấy sông Nhật Lệ làm ranh giới phía Bắc sông là Châu Bố Chính, phía Nam sông là Châu Địa Lý, còn Châu Ma Linh là một nửa phía bắc Tỉnh Quảng Trị đến sông Thạch Hãn. Bên phí Nam Sông Thạch Hãn là hai châu Ô- Rí ( Thừa Thiên Huế).

Cho nên ngay từ đầu bản tiểu thuyết của Ngô Huy Tuấn đã có nhầm lẫn khi bó hẹp phạm vi của Bố Chính xuống rất nhiều.

Lãnh thổ hai vợ chồng Ngô Khảo Ký – Lý Từ Huy quản lý dài từ Hoành Sơn ( Đèo Ngang lúc này chưa có) cho tới Chính Hòa ( Đồng Hới) sông Đại Uyên ( sông Nhật Lệ). Đường bờ biển dài đến 60km chứ không như Ngô Huy Tuấn miêu tả chỉ có 30km như vậy.

Lãnh thổ này đáng ra có thể chứa chấp đến cả triệu người nếu là thời hiện đại, thời này cũng có thể chứa đến trăm ngàn, nhưng thực tế lúc này Bố Chính chỉ có tầm mười hai mười ba ngàn dân. Có thể nói là đất hoang ngàn khoảnh không ngoa ngoắt.

Thành Bố Chính nằm bên cạnh bờ nam sông Gianh chứ không phải bờ bắc như Ngô Huy Tuấn mô tả . Còn thành Tòng Chất mới là nằm ở bờ Bắc Sông Gianh.

Thực tế cả Bố Chính lúc này chỉ có vài cụm làng mạc lưa thưa ven biển làm nghề chài lưới. Một số thì tập chung ở ven các con sông làm nghề nông lúa nước. Phía Tây Bố Chính là một khoảng đồi núi rộng lớn với các tộc Mường- Mon và đám tặc cướp đủ tộc người từ Việt đến Chăm rồi cả người Mon Mường như đã nói.

Tình thế Bố Chính có thể nói là bết bát vô cùng.

Hai người Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy bề ngoài là vợ chồng nhưng bên trong lại có thoả thuận ngầm cuộc sống ai người ấy lo, đối phương không được quản.

Đơn giản vì đêm tân hôn ở Thăng Long thì chú rể đã kinh hồn táng đảm khi bị tân nương dạy cho một bài học thế nào là đánh nhau.

Ngô Khảo Ký không hề yếu, không hề kém , hắn chỉ là vì bất mãn sự đối xử trong gia tộc mà tỏ ra bất cần chểnh mảng, về cơ bản thì Ngô Khảo Ký vẫn là văn võ đều có bản lãnh nhất định.

Nhất là về sức mạnh cơ bắp đơn thuần thì ít người có thử bì lại với Ký, vì hắn có thể trạng của một con trâu mộng với thân cao gần m tám , cơ bắp cuồn cuộn.

Nhưng Ký như vậy cũng không làm gì nổi Lý Từ Huy, tuy lúc đầu Từ Huy rất ngoan ngoãn dịu dàng cùng hiểu biết lễ nghĩa. Nhưng khi Ngô Khảo Ký khẽ vô tình chạm vào người của Lý Từ Huy thì cô tân nương như biến thành người khác mà đánh cho Ký bầm dập. Thật sự Ký không phải đối thủ. Điều đó là chắc như đinh đóng cột.

Đánh cho Ký nhừ tử sau đó Lý Từ Huy như hoàn hồn sợ hãi hỏi han cùng xin lỗi rối rít và cũng thú thật là nàng không biết gì. Chỉ cần người đàn ông nào động vào mình thì cô ta mất đi ý thức, sau khi tỉnh lại thì người đàn ông đó sẽ bị hành hung.

Ngay cả người trong nhà cũng không ngoại lệ.

Lý Từ Huy còn xin lỗi Ngô Khảo Ký vì sự quái đản của mình sẽ khiến nàng không trọn vẹn thực hiện đạo làm vợ.

Đây là bệnh.

Ngô Khảo Ký thoi thóp nhận mệnh.

Hắn có khốn nạn thật nhưng là tỏ ra khốn nạn, trong thâm tâm hắn vẫn là một người có tự trọng. Sau lần mất mặt này Ngô Khảo Ký không nhắc lại chuyện đòi hỏi và cũng dấu biệt chuyện này với người ngoài. Hai bên đi đến thoả thuận , Ngô Khảo Ký sẽ không đụng vào Lý Từ Huy.

Tới Bố Chính thì cả hai tách ra mà sống, Ngô Khảo Ký ở Bố Chính với mỹ danh chăm lo việc quân chính, dân chính. Lý Từ Huy thì ở Chính Hoà ( Đồng Hới) các xa cả 40km với mỹ danh phát triển thực ấp của bản thân.

Bên ngoài cũng không thấy lạ lắm vì Bố Chính thật tàn tạ, hai vợ chồng chia nhau cải tạo Bố Chính cũng là chuyện chính đáng. Nhưng 40km thời này là cực xa nhất là Bố Chính làm quái gì có đường xá gì ra hồn?

Lần này Ngô Khảo Ký và Lý Từ Huy vào nam sau đám cưới của cải hay gia nô mang theo không hề ít.

Chuyện trôn sống Dương Thái Hậu và 72 cung phi của Ỷ Lan bị chỉ trích cùng mang tiếng rất nhiều. Sự việc Lý Từ Thục mới 19 tuổi đột ngộ bị ép đi tu, Lý Từ Huy trong cung đột ngột bị ngộ hại sau đó chuyện Dương gia ở Nghệ An rồi chuyện đàn áp khiến chuyện này như một âm mưu vậy. Nó ảnh hưởng danh tiếng của Ỷ Lan quá nhiều cho nên nàng mới nhận Lý Từ Huy làm con nuôi và quản thúc một năm ở trong cung sau đó gả cho Ngô Khảo Ký.

Chính vì tầng thứ quan hệ này cho dù Ỷ Lan không muốn nhưng vì mặt mũi bản thân , mặt mũi hoàng tộc cho nên vẫn phải đúng theo quy cách quận chúa mà đối đãi.

Ba ngàn gia nô, 500 thân binh cùng khá nhiều của cải được đưa theo Lý Từ Huy làm của hồi môn.

Nhưng Ỷ Lan vẫn dè chừng Dương gia cùng Lý Từ Huy có thù hằn chuyện Thượng Dương Hậu . Cho nên năm trăm binh mã và 3000 gia nô này Ỷ Lan trực tiếp giao cho Ngô Khảo Ký và dặn dò Ngô gia nghiêm khắc quản thúc Lý Từ Huy. Tất nhiên là Ngô thị lúc này đang chung phe với Ỷ Lan cho nên việc gửi gắm này là rất hợp lý.

Dĩ nhiên Ngô Thị bày tôi trung thành sẽ nghe mật lệnh này. Nói trắng ra là giam lỏng Lý Từ Huy ở Chính Hoà, không binh không quyền ngay cả đất phong của nàng cũng bị Ngô Thị mà trực tiếp ở đây là Ngô Khảo Ký tước đoạt cùng quản lý. Thêm vào là 1000 mẫu ruộng thực ấp của Lý Từ Huy ở Chính Hoà cũng chỉ là ruộng bỏ hoang mà thôi.

Nói chung Lý Từ Huy không có bất kể cái gì , ngay cả tì nữ cũng không phải người của nàng. Vì sau vụ biến ở Thăng Long, Dương Thái Hậu bị hạ mang thì hệ thống tay chân của bà ta cũng bị đuổi đi hoặc xử trí. Các con gái của bà bơ vơ, cho nên Lý Từ Huy làm gì có thân tín?

Đám Lý Mỹ Lệ, Lý Mỹ Hoa, Lý Mỹ Dung trong tiểu thuyết chỉ là nhân vật tưởng tượng…

Có thông hôn cùng Medang Lavo và Khmer thật nhưng đều là em gái ruột hoặc em họ của Ngô Khảo Ký… đều là cô nương họ Ngô, và đều là nữ tướng Ngô gia không tầm thường. Làm quái gì có tỳ nữ trong cung của Lý Từ Huy có thể hùng mạnh như vậy nôi đình nổi đám ở ngoại quốc?

Thậm chí lúc biết tin em gái Ngô Thục Dung của mình bị thằng to cao đen hôi Khmer bội bạc thì Ngô Khảo Ký còn tức giận đập thằng chó này xém chết, cũng định không phục quốc cho Khmer. Không có các cháu cùng em gái cầu xin thì Nam Khmer đã không bao giờ ra đời rồi.

Nói tóm lại Lý Từ Huy thực tế là một cô công chúa thuần chất phụ nữ cổ, chịu đựng , cam phận, bị áp bách , cô đơn, và chắc chắn nàng không phải là một linh hồn thế kỷ thứ 21 xuyên không… Nàng chỉ là một cô công chúa tội nghiệp bị cô lập , sống cô độc , bị tước đoạt mọi quyền lực lẫn quyền lợi, ngoài cái danh công chúa thì nàng chẳng khác nào tù nhân, nô lệ .....Chẳng có đại học Hàng Hải gì ở đây cả… còn vì sao lại vậy thì cần xem tiếp cuốn phim này và hiểu toàn bộ câu chuyện gần nhất với thực tế.


Lại nói về Ngô Khảo Ký thì lực lượng khá hùng hậu. Không có lý do gì khác, tuy Bố Chính là nơi biên ải thâm sơn cùng cốc, nhưng lại phù hợp với triết lý tồn tại của thế gia. Trứng không để một giỏ. Việc phát triển một chi ở Bố Chính đảm bảo sự trường tồn Ngô gia đáng được nghiêm túc đầu tư một phần. Tuy không nhiều nhưng không ít.

Không nói đến tiền bạc, riêng Ngô gia binh cũng có 300, thêm hai trăm là Đỗ Thị dằn vặt nhà mẹ đẻ cướp được đưa cho con trai. Lại thêm tầm 2000 gia nô.

Ngô Khảo Ký tuổi trẻ ký thịnh, đang từ kẻ chán trường nay bỗng nhiên tay nắm trọng binh ngàn người, có thể nói là binh hùng tướng mạnh, cho nên hùng tâm tráng trí kiến công lập nghiệp lại về.

Mới định cư tại Bố Chính. Đầu tiên hắn cho năm ngàn gia nô tái khai hoang vùng ruộng đất thực ấp của Lý Từ Huy. Bản thân lại dẫn binh đánh khắp nơi tiêu diệt thổ phỉ.

Con cháu thế gia quân sự vẫn là con cháu thế gia quân sự, kiến thức cơ bản vững chắc. Lại có binh sĩ tương đối quy chuẩn cùng một nhóm lão binh Ngô Gia phò giúp, cho nên Ngô Khảo Ký đánh đâu thắng đó, tiêu diệt không ít phỉ tặc, thanh thế ở Bố Chính cực thịnh.

Nhưng Ngô Khảo Ký tuổi trẻ lại là được đào tạo quân sự là chính, về dân chính lại yếu cho nên hắn thiếu đi một hậu phương tốt.

Đánh trận là tốn kém, lại sơ sài vứt đám nô tì khai hoang không quy hoạch không chỉ đạo không giúp đỡ nhiều thì lấy đâu ra hiệu quả.

Sau 3 tháng đến lúc thu gặt mùa vụ nộp thuế triền đình thì Ngô Khảo Ký mới tá hoả vì một trận bão đã quét sạch 50% ruộng lúa của con dân nơi này, gia nô của Ngô Khảo Ký thì mới cải tạo được tầm 300 mẫu do thiếu nông cụ thiếu người chỉ đạo, thiếu gia súc…

Các chiến dịch quân sự của Ký lại quá tốn kém dẫn đến tiền bạc mang theo cạn cả.

Cảnh chết đói hiện ra trước mắt. Thu thuế dân chẳng khác nào ép người tạo phản . Bên dưới hắn còn có 1 ngàn binh năm ngang nô gia chờ cấp dưỡng. Đến lúc này Ký mới hiểu mình sai ở đâu rồi.

Trước tiên phải ổn định dân chính, dùng binh sĩ phòng thủ bảo vệ yếu điểm , chờ cho Bố Chính ổn định mới tiến về phía Tây quét tước thổ phỉ.

Ký bỏ gốc làm ngọn dẫn đến hậu quả khôn lường.

Cho nên cơm thất vọng về bản thân lại ùa về … hắn chìm trong cơn say mà mò vào chỗ Lý Từ Huy. Bi kịch xảy ra khi Ngô Khảo Ký muốn cưỡng bức Lý Từ Huy, và một nhân cách khác trong Lý Từ Huy trỗi dậy hạ sát Ngô Khảo Ký kẹp cổ cho đến chết ngạt.

Để rồi Ngô Huy Tuấn lựa chọn đúng thời điểm mà tiến vào thế chỗ.


Làm Tam Đại Tộc đứng vị trí đầu, Yêu tộc dấy cờ chống lại Ma tộc. Nào ngờ minh hữu của mình Nhân tộc, lại một đao thọc tại phía sau, Yêu tộc vạn kiếp bất phục.

Nhìn, Yêu tộc vì sao thoát khỏi diệt tộc chi kiếp, từ bờ sinh tử trở lại. Vì sao một tên cự đầu Nhân tộc lại muốn giúp Yêu tộc thắp lại sinh hoả ?