Ngược Về Thời Tây Sơn

Chương 65: Đánh trên đất địch (phần 4)



Lúc này, tình hình Ung Châu rất hỗn loạn vì dân ở cảng Khâm và thành Khâm Châu kéo nhau vào Ung Châu tỵ nạn. Tuy người bị pháo của Võ Văn Dũng và hại tặc của Trịnh Thất giết chết không ít nhưng số dân ở đây lên tới hàng vạn người. Chuyện diễn ra quá nhanh nên quan phủ trong thành không cách nào phản ứng kịp. Dĩ nhiên, với số người người cỡ này, nếu bỏ mặt thì chắc chắn sẽ sinh biến. Với việc quân Đại Việt vẫn còn ở ngoài biển, đây rõ ràng không phải là ý hay.

Tuy nhiên, việc này cũng đã giúp lực lượng Tây Sơn có thời gian chuẩn bị và tổ chức xâm nhập.

Mặt trời lúc này đang ở trên đỉnh cao cũng dần dần hạ xuống, nhường chỗ cho màn đem. Ban đêm chính là thời điểm thích hợp để hành động lén lúc.

Ở kho lương thuộc thành Ung Châu xuất hiện mấy bóng đen thoắt ẩn thoắt hiện.

- Ngươi có thấy gì không?

Một tên lính hỏi.

- Thấy gì mới được. Thành này cũng có mấy vạn lính. Nếu có kẻ đi vào thì không thể nào yên ắng được.

Tên lính khác nói.

Lúc này thời tiết đầu đông đang se lạnh nên lính canh thường trốn vào các góc tường để tránh gió. Những viên chỉ huy sau mấy ngày mệt mỏi vì việc cấp phát cho nạn dân chạy từ Khâm Châu nên cũng lơ là việc đốc thúc quân đi tuần. Dù sao thì nếu Tây Sơn cường công thì sẽ có báo động lớn. Tuy nhiên, đây là sai lầm chí mạng của quân địch.

Thực tế, chiến lược đốt kho lương cũng không phải cái gì mới với người Trung Hoa. Vào thời Chiến Quốc, Bạch Khởi và Ngụy Nhiễm cũng nhờ đốt kho lương của quân Sở khi đang hợp tung đánh Tần mà lập được đại công, từ đó thăng chức. Cộng thêm việc quân Đại Việt thời Lý từng đốt phá Ung Châu, quân Thanh ở đây cũng vì vậy mà tăng lên rất lớn để phòng hờ.

Tuy nhiên, cái vấn đề là mọi chuyện diễn ra quá nhanh. Nhà Thanh đã tính tới việc Khâm Châu bị công phá nhưng bị san bằng trong một ngày là thứ mà không ai nghĩ tới được. Sự xuất hiện của mấy vạn nạn dân làm mọi thứ đảo lộn. Quân lính vừa trong chừng nạn dân, vừa trong chừng kho lương nên đã tạo điều kiện cho quân Đại Việt, với kỹ năng đặc công hiện đại và ninja Nhật Bản, nhanh chóng xâm nhập vào bên trong.

Hiện tại, những bóng đen này nhanh chóng áp sát phía sau tiêu diệt đám lính canh. Sau đó nhanh chóng áp sát kho lương đặt bộc phá rồi châm dây cháy chậm. Một lát sau các kho lương, vũ khí bị nổ tung, quân Thanh nhốn nháo.

Những bóng đen nấp ở những vị trí cao dùng súng ngắm bắn tỉa những quân cứu hỏa đặc biệt là những chỉ huy làm tình hình càng thêm nhốn nháo.

- Bài trận!

Gã chỉ huy hô lớn. Binh lính cứ như vậy mà dùng khiên che, thương chỉa ra tứ phía. Đội hình này chống cung tên và súng hỏa mai lạc hậu thì khá hiệu quả nhưng với súng của Tây Sơn thì nó không có tuổi. Toàn bộ quân lính nhanh chóng bị hạ gục.

Trong lúc này, đám lửa nhanh chóng lan sang các kho khác và nhà lân cận làm cả thành Ung Châu bốc cháy. Dù là thành không nhỏ nhưng phần lớn nhà đều được xây bằng gỗ. Nguyên nhân chủ yếu vì kinh phí không đủ để xây nhà gạch. Hơn nữa, Nho giáo cũng quy định thương nhân dù có giàu cỡ nào cũng không thể xây nhà gạch mà chỉ có quan lại và quý tộc mới được xây. Cứ như vậy, lửa càng ngày càng lớn.

- Cái quái gì thế này!

Những doanh lính ở gần đấy định đến ứng cứu thì bị trúng mìn phục kích. Kẻ đang đứng cạnh mình đang yên đang lành thì bị tán xác. Một số kẻ đứng gần cũng chảy máu từ miệng rồi chết.

Những toán lính đặc công dùng súng tiểu liên sten và lựu đạn chày làm tình hình càng thêm nhốn nháo. Tuy nhiên, thân phận của họ cũng nhanh chóng bại lộ.

- Sát!!!

Dù vậy, với quân số đông đảo, đám lính Thanh nhanh chóng lao tới. Mất kho lương thì chúng cũng không thoát tội nên càng liều mạng. Hơn nữa, vẫn còn một số kho lương thực và vũ khí chưa bị cháy hết. Chỉ cần giết đám này thì bọn chúng sẽ lập đại công. Một trận chiến giữa gần trăm lính đặc công và gần vạn binh lính toàn thành cũng chính thức diễn ra.

- Vì Đại Việt!!!

Người sĩ quan chỉ huy hô lớn. Gã dùng súng lục ổ quay bắn chết mấy thằng lính Mãn Thanh gần nhất.

Những người lính khác thấy vậy cũng nhanh chóng giao chiến với quân đồn trú của nhà Thanh.

Lúc đầu, bọn chúng cho đội trường thương tập hợp. Phía trước là lính cầm súng hỏa mai. Sau là đội cung thủ. Chỉ huy nhà Thanh thấy quân địch có vẻ tinh nhuệ nhưng ít ỏi nên quyết định dùng đội hình này. Ở thời kỳ trung đại và đầu cận đại, đây là đội hình tiêu chuẩn đủ đối phó quân địch đông hơn mấy lần. Trước đội hình đó, phía quân Tây Sơn liền ném ra vài trái lựu đạn làm đội hình vỡ nát. Trước tình hình đó, toàn bộ quân Mãn Thanh xông lên đánh giáp lá cà.

- Lũ giặc khốn nạn!

Một gã lính lấy súng trường phát một bắn hạ một tên lính Thanh ở gần đó. Anh ta nhanh chóng giữ khoảng cách để nạp đạn rồi tiếp tục khai hỏa. Anh ta dù giết không ít kẻ thù cũng phải kinh hoàng trước số lượng lính Thanh đang lao tới. Bọn chúng như một cơn lũ kéo dài mãi không dứt.

- Chết đi!

Một người lính khác dùng súng tiểu liên bắn chết tốp lính Thanh. Dù quân số kẻ địch đông đảo nhưng người này vẫn không hề sợ hãi mà giữ vững tay súng. Máu tuông ra từ vết thương của quân địch tuông ra khắp đường phố của Ung Châu.

Bất ngờ, hai tên dùng đao xong lên chém giết. Gần chục tên khác cũng nhanh chóng lao đến. Trong khi đó, đạn lại hết. Trước tình hình này, anh ta lấy dao đặc công được Quang Toản đặc chế ra đánh giáp lá cà. Tuy không hầm hố nhưng nó đã chém bay đầu hàng chục tên giặc Thanh.

Tuy người lính chiến đấu rất dũng mãnh nhưng phải chọi với gần trăm quân địch đã làm anh ta ngã gục vị mất máu. Trước khi chết, người lính kích nổ lựu đạn, đồng quy vu tận với trăm lính Thanh ở xung quanh.

- Khốn nạn!

Một người lính đặc công khác thấy cảnh này không kiềm được tức giận. Anh ta dùng súng tiểu liên bắn chết không ít tên giặc Tàu. Thấy bọn chúng kết thành thương trận, người này làm tức ném lựu đạn vào đội hình, giết chết vôt số kẻ địch.

Thế trận diễn ra vô cùng ác liệt. Đặc công Đại Việt tinh nhuệ và có hỏa lực mạnh. Quân Thanh có quân số đông đảo cùng với việc tác chiến ngay trên sân nhà. Đột nhiên, vài tiếng nổ lớn nữa vang lên.

- Báo cáo! Toàn bộ kho lương thực và vũ khí của quân địch đã bị tiêu hủy. – Một người lính lên tiếng. – Tuy nhiên, chúng ta đã bị quân địch bao vậy.

- Không sao! Bước hai của kế hoạch cũng đã bắt đầu rồi.

Gã đại đội trưởng lên tiếng.

Hiện tại, quân Thanh đã hoàn toàn bao vây nhưng người lính đặc công Đại Việt. Cho dù hỏa lực khủng khiếp thì bọn họ vẫn là người, vẫn có thể bị giết. Xác của gần chục người lính Tây Sơn đã chứng minh điều đó. Bỗng nhiên, một vài tiếng nổ vang lên làm đám lính Thanh chú ý.

Ở phía ngoài, mấy khẩu pháo nạp hậu được bố trí từ trước nhanh chóng khai hỏa. Chỉ vài phát đạn nhưng đoạn tường thành đã không chịu nổi mà đổ sụp xuống. Đây chính là lực lượng tiếp theo trong kế hoạch chi viện.

- Đại nhân! Ngài khoan khai pháo tiếp. Cứ để tiểu nhân dẫn người đánh vào trong, giúp lính của các vị trốn thoát.

Tên Trịnh Thất nói. Ở cảng Khâm, quân Tây Sơn bắn kinh khủng quá, tài sản bọn chúng thu được không nhiều. Do đó, hắn quyết không để chuyện đó diễn ra.

- Người chắc không, quân số còn cả vạn đó.

Một sĩ quan lên tiếng.

- Không sao! Ta tin Trịnh… đại nhân đây sẽ có cách.

Tô Nhiên lên tiếng.

- Đạ tạ!

Hắn nói rồi quay ra thủ hạ.

- Các huynh đệ, giờ phút phát tài tới rồi! Lũ quan binh xem chúng ta là thổ phỉ. Hôm nay tới lược chúng ta cho chúng nếm mùi!

Gã Trịnh Thất lên tiếng.

Khi gã kia đi rồi, tên thủ hạ mới hỏi:

- Đại nhân, quân Thanh dù sao cũng là quân chính quy. Hắn tùy tiện như vậy, e là…

- Dù sao thì Trịnh Thất cũng không phải người Đại Việt, chúng ta không cần quá lo cho hắn và thủ hạ. Hơn nữa, ưu tiên hàng đầu là để Lạc Việt quân, đạo quân tinh nhuệ của hoàng thượng có thể rút ra an toàn.

Sau đó, mấy vạn hải tặc của Trịnh Thất phối hợp cùng sơn tặc ở xung quanh xông thẳng vào thành cướp phá một trận. Khi vào trong thành, quan binh hay dân thường đều không thoát khỏi đám này, chỉ có nhóm lính đặc nhiệm Tây Sơn là chúng không đụng tới.

Trịnh Thất cùng đám lão đại thổ phỉ đã dặn vô cùng kỹ. Nhóm lính Tây Sơn là người của hoàng đế Đại Việt, ông tổ của tụi nó. Mà dù không dặn thì không thằng điên nào đụng vào những kẻ có thần khí đủ khả năng đồ sát cả trăm lính Thanh cùng một lúc.

Nói tới lính Thanh, bọn chúng cũng đang tổ chức phòng thủ. Đa số đều nhận ra đám này chỉ là thổ phỉ bình thương, không có “thần khí” như đám kia nên có thể bị đánh bại dễ dàng. Trận ác chiến cứ như thế mà diễn ra. Quân Ung Châu tạo đội hình phòng thủ. Đám sơn tắc lao tới nhanh chóng bị chặn lại dễ dàng.

- Vừa đúng kế hoạch.

Tên Trịnh Thất lên tiếng. Sau trận ở cảng Khâm, rất nhiều khí giới của quân Thanh đã được gã thu lại. Quân Tây Sơn hỏa khí tinh lương như vậy chắc cũng không cần nên gã lấy trang bị cho thân binh của mình. Đợi khi đám sơn tặc xung quanh bắt đầu hao hụt, quân của gã mới lao lên.

Hàng loạt binh lính của Trịnh Thất nhanh chóng lấy súng hỏa mai và cung tên bắn thẳng về phía quân Thanh. Đột hình quân địch đã có dấu hiệu rối loạn.

- Sát!!!

Sau đó, hàng loạt hải tặc nhanh chóng xông lên. Nếu nhìn kỹ thì đáp này có áo giáp giống y chang quân Thanh. Thủ hạ của hắn đã mất mấy ngày đêm để sơn lại cho khác nhằm tránh giết nhằm quân mình.

Nếu cuộc tấn công này diễn ra sớm hơn hoặc trễ hơn. Quân Thanh hoàn toàn có thể chống trả hiệu quả bởi ưu thế quân số là không thể bản cãi. Chỉ cầu phòng thủ hơn một ngày, quân tiếp viện ở các nơi sẽ kéo tới. Tuy nhiên, đời không như mơ. Quân lính toàn thành vốn đã mệt mỏi vì cứu tế, lại bị quân đại Việt quấy nhiễu nên sức chiến đấu giảm hẳn. Trong khi đó, đám hải tặc và sơn tặc lại đang rất khỏe. Bọn chúng vì vàng bạc châu báo mà cả mạng cũng không cần. Cứ như vậy, gần cả vạn quân chính quy nhanh chóng bị đánh tan nát bởi đám hải tặc mà bọn chúng vốn xem thường.

Đến mờ sáng các chiến sĩ đặc công rút lui để lại những đám cháy, và những tiếng nổ từ các kho thuốc nổ. Trong khi đó, liên minh thổ phỉ và hải tặc vẫn tiếp tục cướp phá. Bọn chúng chết nhiều người như vậy, không cướp phá thì đúng là không cam tâm. Phải thừa nhận là hiệu suất phá hoại của đám người này cao khủng khiếp. Quân Tây Sơn dùng bộc phá và súng tiểu liên còn chưa giết nhiều bằng bọn này. Nói đi cũng phải nói lại, nếu không phải quân đồn trú bị đặc nhiệm Tây Sơn đánh cho không ngốc đầu lên được thì Trịnh Thất nhìn cửa thành còn không được chứ đừng nói cướp phá.

Trận này quân Tây Sơn tổn thất khoảng mười người. Phía quân Thanh người chết vô số. Hàng vạn dân thường thiệt mạng trong quá trình giao chiến. Quân của gã họ Trịnh chết gần cả vạn. Dù vậy, với số của cải cướp được, hắn vô cùng cùng cảm tạ quân Tây Sơn cùng Cảnh Thịnh hoàng đế vĩ đại. Kế hoạch phá hoại hậu phương của nhà Thanh coi như thành công mỹ mãn.